Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam thực tế như thế nào?

1 2

Các lô hàng gỗ xẻ cứng sang Trung Quốc ngày càng mất vị thế so với Việt Nam. Trung Quốc đã mua sản lượng nhiều hơn 5 lần so với Việt Nam trong năm 2017 và gấp 4 lần vào năm 2018. Trong các năm 2019, 2020 và 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc chỉ mua gấp 2,5 lần so với Việt Nam. Cùng xem tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam thực tế như thế nào?

Xu hướng xuất khẩu

Xu hướng xuất khẩu từ tháng 5/ 2017 đến tháng 6/2018, các lô hàng hàng tháng đến Việt Nam dao động trong khoảng 15,518,0 triệu bảng Anh (MMBF). Với các chỉ số xuất khẩu đạt kỷ lục là 21,8 MMBF vào tháng 11/2018 và duy trì mạnh trước khi lùi lại một chút vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng đã tăng nhẹ trở lại vào mùa hè năm 2019 và sau đó lại giảm vào cuối năm.

Vượt qua khỏi mong đợi, mức tăng sản lượng trong thời kỳ chiến tranh thương mại đã được cãi thiện do Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc và việc sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc chuyển sang Việt Nam để tránh thuế quan  nhưng sản lượng là rất nhỏ. Xuất khẩu sang Việt Nam chậm vào đầu năm 2020, sau đó tăng mạnh trong nửa cuối năm, đạt mức cao nhất 22,1 MMBF từ tháng 8 đến tháng 11, bao gồm mức kỷ lục 26,3 MMBF được xuất khẩu vào tháng 10.

 

Trong số 10 thị trường toàn cầu lớn nhất vào năm 2021, chỉ có Trung Quốc, Việt Nam và Tây Ban Nha nhập khẩu gỗ xẻ từ Hoa Kỳ ít hơn so với cùng kỳ năm trước cho đến tháng 8/2021. Sự sụt giảm khối lượng đến Việt Nam là 4,3 MMBF, tương đương khoảng 360 container, và mức giảm phần trăm là 3%, so với mức giảm lần lượt là 16% của Trung Quốc và 14% của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đến tháng 8, Việt Nam vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gỗ Dương (Poplar); lớn thứ hai của Gỗ Trăn (Alder); và lớn thứ ba đối với các loài gỗ Ash, Red OakWhite Oak, Hickory và Soft Maple.

Điều quan trọng là các lô hàng đến Việt Nam đã tăng 4% trong suốt tháng 7 và chỉ giảm trong năm cho đến hết tháng 8 do ảnh hưởng của đại dịch covid. Xuất khẩu trung bình đạt 17,0 MMBF từ tháng 5 đến tháng 8, cao hơn 11% so với các lô hàng trung bình từ tháng 1 đến tháng 4. Vì vậy, Việt Nam đã nằm trên đà tăng trưởng trước khi Lockdown vào cuối tháng 7. Các lô hàng gỗ xẻ cứng sang Trung Quốc ngày càng mất vị thế so với Việt Nam. Trung Quốc đã mua sản lượng nhiều hơn 5 lần so với Việt Nam trong năm 2017 và gấp 4 lần vào năm 2018. Trong các năm 2019, 2020 và 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc chỉ mua gấp 2,5 lần so với Việt Nam.

1 2

Điểm mạnh của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục leo lên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ vị trí 47 năm 2017 lên vị trí 40 vào năm 2020 (theo worldometers.com). Nền kinh tế của đất nước tăng trưởng trung bình 6,3% hàng năm, từ năm 2010 đến năm 2019, trước khi chậm lại còn 2,9% vào năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của năm ngoái là nhanh thứ 9 trên toàn cầu và mạnh hơn tốc độ tăng trưởng 2,8% của Trung Quốc (theo ststa.com). Chính phủ Việt Nam ban đầu dự đoán tăng trưởng 6,5% trong năm nay, nhưng gần đây với tình hình dịch bệnh và các hạn chế do đó đã gây ra sự gián đoạn kinh tế lâu hơn dự kiến ​​(theo reuters.com).

  • Mức thu nhập, mức tiêu dùng và tầng lớp trung lưu tăng

Mức thu nhập trung bình hàng tháng ở Việt Nam đang có xu hướng cao hơn trong hơn một thập kỷ và dự đoán sẽ đạt 314 đô la Mỹ vào cuối quý 3/2021, 323 đô la Mỹ vào năm tới và 332 đô la Mỹ vào năm 2023 (theo tradingeconomics.com) . Mức đó vẫn còn thấp khi so sánh với mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc (1.260 đô la Mỹ vào năm 2020). Mức tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng tỷ lệ thuận với mức tăng thu nhập trong thập kỷ qua và xu hướng đó sẽ tiếp tục đến năm 2030.

Tiêu thụ gỗ cứng của Mỹ ở thị trường Việt Nam sẽ tăng, nhưng phần lớn hơn sẽ vẫn được sử dụng cho các mặt hàng gia công tại Việt Nam và sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt với việc Việt Nam gần đây đã ký kết các thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu và với 10 quốc gia khác trong khuôn khổ Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Giống như Trung Quốc, Việt Nam có tầng lớp trung lưu tăng nhanh, nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều. World Data Lab – một công ty phân tích có trụ sở tại Anh, dự đoán Việt Nam sẽ có dân số trung lưu tăng nhanh thứ bảy trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, ngay cả khi tầng lớp trung lưu tăng trưởng, tổng dân số của Việt Nam vẫn thấp so với Trung Quốc (98,5 triệu người so với gần 1,4 tỷ người). Do đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhỏ hơn theo cấp số nhân so với Trung Quốc, cũng như nhu cầu cũng sẽ thấp hơn đối với gỗ cứng của Hoa Kỳ.

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng

Cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chào đón đất nước là “điểm đến được lựa chọn” cho các nhà sản xuất rời Trung Quốc và các thị trường lao động có chi phí tương đối cao khác. Một số nhà sản xuất sản phẩm gỗ đang tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn đã bắt đầu rời Trung Quốc đến Việt Nam vào năm 2017, bao gồm một số nhà sản xuất đồ gỗ lớn (theo Báo Đầu tư Việt Nam).

Theo số liệu của Chính phủ trong 9 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 trong số 21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là lĩnh vực chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD, chỉ chiếm hơn 53% tổng vốn đầu tư. Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tổng cộng 539 dự án mới tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021, so với 291 dự án mới kết hợp từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.

  • Thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm, được hỗ trợ bởi mức thu nhập tăng, đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Forbes cho biết người dân Việt Nam có nhiều lựa chọn đầu tư. Trong khi, thị trường nhà ở bên ngoài bị hạn chế thì nhu cầu căn hộ tăng cao đã vượt quá nguồn cung của các chủ đầu tư.

Hiệp định USTR với Việt Nam

2

Trong tháng này, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam nhằm đảm bảo các cam kết giúp ngăn chặn gỗ khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng thương mại; xác minh tính hợp pháp của gỗ khai thác trong nước và tại thị trường xuất khẩu; sau đó làm việc với các quốc gia có rủi ro cao để cải thiện việc thực thi hải quan.

Hiệp định quy định rằng Việt Nam “sẽ tiêu hủy gỗ bị tịch thu (có nguồn gốc bất hợp pháp) trả lại cho nước khai thác và đảm bảo rằng nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc trả lại gỗ đó.” Thỏa thuận có thể tăng cường nhu cầu đối với gỗ cứng của Hoa Kỳ nơi mà nhiều người đồng ý là khu cung cấp các loại gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhất trên hành tinh.

 

Điểm yếu của Việt Nam

  • Cơ sở hạ tầng yếu kém

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn được coi là chưa phát triển và cần phải có những cải thiện đáng kể để xử lý tình trạng đô thị hóa đang phát triển và tối đa hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo VinaCapital Fund Management).

Vào năm 2019, Ngân hàng Thế giới cho biết việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng sẽ đòi hỏi khoản đầu tư hàng năm là 25 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD với tổng số năm 2015. Vào những tháng đầu năm 2021, chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có thể chi tới 65 tỷ USD vào năm 2030 để xây dựng đường cao tốc, cảng nước sâu và các tuyến đường sắt cao tốc.

Nhu cầu sử dụng điện ở Việt Nam đang tăng cao, nhưng các nhà máy điện và lưới điện của Việt Nam không thể đáp ứng kịp. Tiêu thụ điện ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 10-12% mỗi năm cho đến năm 2030. Tuy nhiên, theo trang trade.gov cho biết đến năm 2030, tình trạng thiếu điện ở trung tâm sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên tới hơn 10.000 Megawatt (MW), tương đương 7,5% tổng công suất. Số tiền tương đương hàng tỷ USD sẽ được chi vào năm 2030 để cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu điện và nguồn cung cấp. Tính đến tháng 9 năm 2021, chỉ có 20 dự án sản xuất mới (bao gồm điện, hơi nước, v.v.) được chính phủ Việt Nam đăng ký.

  • Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề

3 15

Forbes đã viết vào năm 2017 rằng việc thiếu lao động có kỹ năng của Việt Nam là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế thậm chí còn mạnh mẽ hơn và sẽ khiến cho chúng ta không thể trở thành đất nước có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất. Vào cuối năm 2019, humangroup.com đã báo cáo rằng lao động có kỹ năng cao của Việt Nam chỉ chiếm 12% trong tổng số 57,5 ​​triệu lao động, chỉ tăng 1% so với năm trước. Chính phủ Hoa Kỳ cho biết tình trạng thiếu lao động có kỹ năng vẫn tồn tại vào năm 2021 và sẽ tiếp tục hạn chế tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hầu hết công nhân trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam là những người tốt nghiệp trung học phổ thông chưa qua đào tạo, sau đó được đào tạo trực tiếp tại các nhà máy để đáp ứng yêu cầu công việc (theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam), có hiệu quả trở nên có “tay nghề cao hơn”.

  • Việt Nam là thị trường hai loài

Việt Nam chủ yếu là thị trường với hai loài cây đó là cây gỗ Dương và Sồi Trắng chiếm 61% tổng nhu cầu tính đến tháng 8/2021. Các lô hàng gỗ Sồi đỏ đến Việt Nam giảm nhẹ trong năm nay, trong khi các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ chỉ vận chuyển thêm 110 container Gỗ Trăn và Óc chó tính đến tháng 8 năm 2021 so với năm 2020. Việt Nam cũng là thị trường có giá trị thấp hơn so với Trung Quốc về Sồi trắng và Sồi đỏ, nhưng được đánh giá cao hơn đối với cây gỗ Dương.

So sánh với Trung Quốc, thì đây là một thị trường đa dạng hơn, với các lô hàng gồm bảy loài khác nhau, mỗi loại đạt 13,1 MMBF (31.000 m3) tính đến tháng 8 trong hai năm qua. Thị trường hai loài có thể gây ra nhiều rủi ro hơn cho các nhà sản xuất gỗ cứng hơn là thị trường nhiều loài, nếu một hoặc cả hai loài chính đột nhiên không được ưa chuộng hoặc trở nên thiếu hụt.

Ví dụ, Ý là một thị trường ba loài vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 (Poplar, White Oak và Alder). Bây giờ, Ý chủ yếu là thị trường một loài (Cây dương); Khối lượng mua Poplar hàng năm đã có xu hướng thấp hơn trong một thập kỷ; và các lô hàng Sồi trắng, Sồi đỏ và Tần bì thường không bù đắp được khối lượng Gỗ dương thấp hơn.

Các nhà xuất khẩu cân nhắc

Một số nhà xuất khẩu cho biết Việt Nam đang quay trở lại thu mua một lượng khá lớn cây Gỗ Dương (Poplar) của Hoa Kỳ, vì vậy các nhà sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ có đủ nguyên liệu thô khi ngành này trở lại trạng thái bình thường. Những người khác nói rằng các lô hàng Gỗ Dương  (Poplar) và Sồi Trắng (White Oak) gần đây không tăng nhiều, nhưng số lượng yêu cầu đã tăng lên.

Sau một khoảng thời gian dài do đại dịch covid, trạng thái “bình thường mới” sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam. Hiện tại, tiềm năng này nằm ở đâu đó giữa việc chiếm ưu thế hơn so với quy mô của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài Gỗ Dương  (Poplar) và có lẽ cuối cùng là một hoặc hai loài khác, nhu cầu tổng thể của Việt Nam sẽ không sớm vượt qua Trung Quốc.

Xem thêm bài viết tại: https://www.hardwoodreview.com/

Nội dung liên quan: Gỗ thông – Tất cả các thông tin bạn cần biết về loại gỗ này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *