Phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm, và nhưng thông tin về tính năng của chúng.

Phân biệt gỗ cứng

Dự án xây dựng khác nhau yêu cầu các loại gỗ khác nhau. Cả gỗ cứng và gỗ mềm đều có công năng sử dụng tuỳ vào mục đích của dự án, từ kết cấu xây dựng đến trang trí. Nhưng sự khác biệt giữa hai loại gỗ này là gì? Bạn có thể đang suy nghĩ rằng chắc chắn gỗ mềm trên thực tế là ‘thân gỗ sẽ mềm’ và gỗ cứng là ‘thân gỗ sẽ cứng’ ‘. Nhưng nó không thực sự đơn giản như vậy, các thuật ngữ này không phải lúc nào cũng để cập đến mật độ hoặc độ cứng của thân gỗ. Việc phân biệt gỗ cứng hay gỗ mềm không nằm ở việc chúng ta nhìn bằng mắt thường mà còn phụ thuộc vào cấu trúc vật lý và cấu tạo của chúng, và đến đây thì bạn có thể suy nghĩ thật quá đơn giản khi nghĩ về gỗ cứng là cứng và bền so với các loại gỗ mềm. Điều này thường đúng, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp gỗ từ cây thủy tùng, một loại gỗ mềm tương đối cứng và gỗ từ cây balsa một loại gỗ mềm hơn các loại gỗ mềm. Do có sự liên quan đến hai loại gỗ này, nên từ góc độ sản phẩm xây dựng, điều cần thiết là phải biết loại gỗ nào phù hợp nhất cho các ứng dụng xây dựng khác nhau.

Gỗ cứng & Gỗ mềm, cách phân biệt và tính năng

Phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm, và nhưng thông tin về tính năng của chúng.

1. Gỗ cứng

Cây gỗ (Hardwood) cứng là cây hạt kín, hoặc cây tạo hạt có vỏ bọc. Chúng thường kết thành hoa để sinh sản. Chúng được thụ tinh bởi các loài chim và côn trùng mang phấn hoa đến các cây khác, và khi chúng được thụ tinh, cây sẽ hình thành quả hạch hoặc hạt. Là loại cây rụng lá, nghĩa là chúng bị rụng lá hàng năm. Chúng có xu hướng phát triển chậm hơn các loại gỗ mềm, vì vậy chúng thường có cấu trúc dày đặc hơn gỗ mềm

Ưu điểm

– Ưu điểm lớn nhất của gỗ cứng đó là do cấu trúc gỗ đặc và phức tạp hơn, thường cung cấp độ bền và độ cứng cáp vượt trội.
– Ngoài ra chúng cũng có độ thẩm mỹ cao hơn so với gỗ mềm, các vân gỗ tự nhiên, màu sắc đẹp và khi tạo ra các sản phẩm nội thất đòi hỏi thẩm mỹ cao sẽ vô cùng thích hợp.

Nhược điểm

– Chúng phát triển rất chậm và yêu cầu đến tuổi để sử dụng cũng sẽ dài hơn, vì thế chúng sẽ có giá thành rất cao.
– Độ linh hoạt không cao, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và công năng nên loại gỗ cứng không được phổ biến

Phù hợp sử dụng

– Thích hợp cho những công trình gỗ đòi hỏi độ bền cao
– Thích hợp cho những sản phẩm nội thất cao cấp, sang trọng
– Lót sàn nhà và ván lạng
– Đóng tàu

Các loại gỗ cứng phổ biến hiện nay: Cây anh đào, cây sồi, cây phong, óc chó…

Gỗ cứng có độ thẩm mỹ cao hơn so với gỗ mềm, các vân gỗ tự nhiên, màu sắc đẹp

2. Gỗ mềm

Cây gỗ mềm (Softwood) là cây hạt trần, sinh sản bằng cách hình thành nón mà phấn hoa được gió truyền sang các cây khác. Cây thụ phấn hình thành cái được gọi là “hạt trần”, rơi xuống đất hoặc bị gió phát tán và phát triển ở nơi khác.

Ưu điểm

– Gỗ mềm ứng dụng nhiều vì tính linh hoạt và sức mạnh của chúng.
– Chúng có khắp nơi trên thế giới, tốc độ phát triển rất nhanh nên chúng sẽ có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với gỗ cứng
– Có thể được sử dụng trong nhiều mục đích như đồ nội thất, sàn, cảnh quan, đồ gỗ bên ngoài và các ứng dụng kết cấu.
– Thường dễ sản xuất và sử dụng rộng rãi

Nhược điểm

– Độ bền thấp hơn nhưng nếu bạn không có nhu cầu quá cao thì gỗ mềm là một sự lựa chọn rất tốt
– Độ thẩm mỹ cũng sẽ hạn chế hơn, màu sắc, vân gỗ không đẹp như gỗ cứng

Phù hợp sử dụng:

– Gỗ mềm thường được sử dụng để làm nội thất
– Sản xuất cửa sổ, cửa chính…
– Làm ván coffa xây dựng (Ván Coffa)
– Sản xuất hàng hóa dạng tấm như ván ép
– Gỗ mềm được sản xuất thành ván MDF, MFC, ván dăm..

Các loại gỗ mềm phổ biến hiện nay là tuyết tùng, linh sam Douglas, bách xù, thông, gỗ đỏ, vân sam và thủy tùng.

Gỗ mềm được ứng dụng rất nhiều trong đời sống

Để giải thích sự khác biệt và cách phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm đơn giản ta có thể hiểu thế này
Gỗ mềm và gỗ cứng được phân biệt trong tự nhiên dựa trên cấu tạo của chúng chứ không phải là hình dáng và đặc tính của chúng. Nói chung, gỗ cứng đến từ cây rụng lá hàng năm. Gỗ mềm có nguồn gốc từ cây lá kim, thường có màu xanh. Những cây gỗ cứng có xu hướng phát triển chậm hơn, có nghĩa là gỗ thường dày đặc hơn so với gỗ mềm, và ta có bảng so sánh như sau.

Phân loại Gỗ cứng Gỗ mềm
Định nghĩa Là cây hạt kín, hoặc cây tạo hạt có vỏ bọc, cây thường lá rộng. Có các phần tử vận chuyển nước trong gỗ, dưới kính hiển vi, các phần tử này xuất hiện dưới dạng lỗ chân lông. Là cây hạt trần. Các tia tủy và khí quản vận chuyển nước và sản xuất nhựa cây. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các loại gỗ mềm không có lỗ rỗng và nhìn thấy được vì có các đường khí quản.
Mục đích sử dụng Các đồ nội thất sang trọng, đòi hỏi bền, chất lượng cao. Như sàn nhà, đóng tàu, công trình cao cấp. Khoảng 80% gỗ được ứng dụng hiện nay là gỗ mềm. Ứng dụng nhiều như sản xuất cửa sổ, cửa ra vào, đồ nội thất, ván sợi mật độ trung bình (MDF), giấy, v.v.
Các cây phổ biến Cây anh đào, cây sồi, cây phong, óc chó… Tuyết tùng, linh sam Douglas, bách xù, thông, gỗ đỏ, vân sam và thủy tùng.
Tỉ trọng Có mật độ cao Có mật độ thấp
Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển chậm hơn. Tốc độ phát triển nhanh hơn.
Giá Giá đắt Giá rẻ
Rụng lá Những cây gỗ cứng rụng lá trong một khoảng thời gian vào mùa thu và mùa đông. Các loại gỗ mềm có xu hướng giữ lá xanh tươi trong suốt cả năm.
Chống cháy Khó cháy Dễ cháy

Gỗ cứng và gỗ mềm trong xây dựng

Nếu bây giờ cho bạn chọn giữa 2 loại gỗ cứng và gỗ mềm mà bạn không biết được tính năng hoặc ứng dụng của chúng thì rất có thể bạn sẽ chọn gỗ cứng. Vì những ưu điểm của chúng mang lại như bền, vân gỗ đẹp, khó cháy… Nhưng điều này sẽ tùy thuộc vào ứng dụng và mục đích sử dụng của bạn. Để Gỗ Phương Đông giải thích cho bạn dễ hiểu thế này.

Những thân gỗ cứng, dày và đặc sẽ dễ bị tách hơn nếu bạn đóng đinh vào chúng. trong khi gỗ mềm thì sẽ dẻo dai hơn, và mềm hơn nên sẽ không dễ dàng bị tách ra.

Vì vậy, mặc dù gỗ cứng sẽ bền hơn, cứng hơn, dày hơn thì sẽ tốt hơn cho việc xây dựng, nhưng điều đó không lúc nào cũng đúng. Bởi vì gỗ mềm mềm và nhẹ và sẽ dễ dàng lấy đinh mà không bị tách, chúng sẽ rất tốt cho việc xây dựng thông thường.

ap dung go cung vao xay dung

Sử dụng gỗ mềm và gỗ cứng hợp lý

Trong nhiều trường hợp, cả gỗ cứng và gỗ mềm đều được sử dụng cho nhiều mục đích giống nhau. Tuy nhiên, mọi người thường chọn gỗ mềm rẻ hơn và dễ gia công hơn. Do đó, chúng chiếm phần lớn tất cả các loại gỗ được sử dụng trên thế giới.

Trên thực tế, khoảng 80% tất cả gỗ đang sử dụng hiện nay đều là gỗ mềm, và bạn cũng sẽ rất dễ tìm thấy chúng trong các thành phần xây dựng như cửa sổ và cửa ra vào, các loại gỗ MDF, MFC… thường dùng do nội thất, bàn ghế và các phụ kiện cho công trình.

Mặc dù gỗ cứng thường đắt hơn và đôi khi khó gia công hơn, nhưng lợi ích lớn nhất ( không phải tất cả gỗ cứng đều có) là đều cứng cáp hơn, có nghĩa là chúng sẽ bền hơn gỗ mềm. Vì lý do này, gỗ cứng thường được dùng trong đồ nội thất chất lượng cao, sàn và các công trình xây dựng đòi hỏi mỹ thuật và sử dụng lâu dài.

noi that duoc lam tu go cung

Tổng kết bài viết Gỗ cứng & Gỗ mềm, cách phân biệt và tính năng

Qua bài viết bạn cũng đã biết được thành phần, cấu tạo của gỗ cứng và gỗ mềm. Mỗi một loại gỗ sẽ có chức năng, công dụng cũng như ưu nhược điểm khác nhau, vì thế việc chọn lựa loại gỗ cứng hay gỗ mềm cho mục đích sử dụng là vô cùng cần thiết, không những giúp bạn có những sản phẩm đầu ra đẹp mà công năng sử dụng cũng sẽ được mức tối đa. Hy vọng qua bài viết trên sẽ phần nào giúp quý khách hiểu rõ hơn về sự khác nhau và cách phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm. Khi gỗ tự nhiên ngày càng được ưa chuộng bởi sự thân thiện, mộc mạc và cũng rất sang trọng, hiện đại nên được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên khi lựa chọn nguồn nguyên liệu để sản xuất nội thất cho gia đình và văn phòng ngoài việc cần có sự am hiểu nhất định về gỗ, cần lựa chọn những đơn vị cung cấp có độ tin cậy cao, nhiều năm trong nghề để có được sự an tâm nhất. Nếu bạn đang cần tìm một nhà cung cấp gỗ  tự nhiên uy tín và chuyên nghiệp hay liên hệ với chúng tôi – Gỗ Phương Đông tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc phân phối các sản phẩm gỗ tự nhiên tại nước ta. Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đảm bảo việc tư vấn thông tin sẽ chính xác và các kiện gỗ nguyên liệu khi đến tay quý khách hàng luôn đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng.

Giới thiệu về Gỗ Phương Đông

Công Ty TNHH Gỗ Phương Đông ( Eastern Lumber Co., Ltd ) được thành lập năm 2007, chuyên cung cấp các loại gỗ tròn và gỗ xẻ  từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Brazil, New Zealand, Australia, Chile,… cho thị trường trong nước.

Gỗ Phương Đông chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại gỗ xẻ, gỗ tròn nhập khẩu như: White Oak ( gỗ Sồi Trắng) – White Ash ( gỗ Tần Bì) – Red Oak (gỗ Sồi Đỏ)– Walnut (gỗ Óc Chó) – Cherry (gỗ Anh Đào) – Poplar (gỗ Dương)– Soft Maple (Gỗ Thích Mềm) – Hard Maple (Gỗ Thích Cứng)– Alder (Gỗ Trăn) – Beech (gỗ Dẻ Gai) – Pine (gỗ Thông) – SPF ( gỗ Thông Canada)– Spruce (gỗ Vân Sam)- Sapelli ( gỗ Xoan Đào) – Doussie (gỗ Gõ Đỏ) – Wenge ( gỗ Muồng Đen) – Bubinga ( gỗ Cẩm Lai) -Padouk (gỗ Hương Đỏ) – Mukulungu (gỗ Sến) – Tali (gỗ Lim) – Okume ( gỗ Dái Ngựa)… với đa dạng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn phân hạng quốc tế.

Độ cứng gỗ tự nhiên

Nguồn gỗ xẻ Gỗ Phương Đông được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị cưa xẻ sấy: các sản phẩm gỗ xẻ luôn phải đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượn, đo đạc đúng yêu cầu, các kiện gỗ tuân thủ còn.nguyên dây đai, nguyên kiện từ đơn vị sản xuất đến tay khách hàng sử dụng.Nguồn gỗ tròn nhập từ các khu vực Châu Phi, Châu Âu, Mỹ, Úc được.phân hạng theo tiêu chuẩn 1SC, 2SC, 3SC, 4SC hoặc ( A, AB, ABC). Các sản phẩm gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc gỗ hợp pháp và được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ.

Trong thời gian từ 2007 đến nay, Gỗ Phương Đông là đối tác tin cậy và thường xuyên của nhiều đơn vị sản xuất gỗ xuất khẩu lớn, đơn vị xây dựng công trình nhà ở, Biệt thự, Resort trong nước, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, cơ sở thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bán gỗ, cơ sở cưa xẻ, …Khách hàng theo các năm tăng dần, thị trường phân phối ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc.

Ngoài việc khách hàng đến xem và chọn kiện gỗ tại địa chỉ kho hàng: đường số 10, KCN Sóng Thần I, Tp. Dĩ An, Bình Dương,chúng tôi còn giao nguyên cont gỗ tròn, gỗ xẻ từ các cảng Tp.HCM /Quy Nhơn/Đà Nẵng/ Hải Phòng đến tận kho khách hàng hoặc cung cấp số lượng lớn cho nhiều chủng loại gỗ theo giá CIF Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Chúng tôi luôn tự tin về “chất lượng” – “dịch vụ” – “giá cả” mà hơn 14 năm qua đã đồng hành cùng Quý khách hàng- đội ngũ kinh doanh năng động, chuyên nghiệp  của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để tư vấn và báo giá!

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về cách phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm? Nếu quý khách có nhu cầu mua gỗ xin hãy liên hệ với Gỗ Phương Đông để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *