Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền trung, miền bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ … Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt. Từ đó đến ngày, ngành mộc không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, độ tinh xảo của nghề. Tuy hiện nay việc áp dụng máy móc và khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã dần thay thế đi việc làm việc bằng sức lao động của con người. Nhưng tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề vẫn luôn thấm nhuần trong tư tưởng. Để hiểu rõ về nghề mộc là gì, lịch sử hình thành ở Việt Nam, nâng cao giá trị lịch sử để thể hiện lòng biết ơn, chúng ta hay cùng Gỗ Phương Đông theo dõi bài viết sau đây nhé.
Nghề mộc là gì? Lịch sử hình thành và phát triển.
Nghề mộc là gì? Mộc có nghĩ là gỗ. Theo từ điển Tiếng Việt, thợ mộc là thợ đóng đồ gỗ hoặc làm các bộ phận bằng gỗ trong các công trình xây dựng, chế tạo. Theo các gọi dân giã, thợ mộc được dùng để chỉ những người làm nghề mộc tại gia đình hoặc các xưởng sản xuất gỗ nhỏ lẻ. Đối với những người thợ làm mộc trong xưởng sản xuất chuyên nghiệp thì lại gọi là công nhân mộc. Nếu nói về nghề mộc truyền thống hay những người làm mộc truyền thống ngày trước thường làm đồ gỗ thủ công bằng tay khá tỉ mỉ tốn nhiều công sức và thời gian. Nhưng nghề mộc hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc những người làm mộc gia công đồ gỗ cũng khá thuận lợi. Không chỉ rèn luyện khả năng làm nghề mộc bằng tay mà trong nghề mộc hiện đại lại rất chú trọng các bản vẽ thiết kế. Người làm nghề mộc hiện đại phải biết thiết kế mẫu sử dụng phần mềm, đọc các bản vẽ thiết kế, tính toán thông số chính xác trên vật liệu, thực hiện gia công, lắp đặt đến hoàn thiện sản phẩm.
Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.
Sau khi chúa băng hà, bà Chúa lên nắm quyền. Trong một dịp, khi nhìn thấy ngai vàng quá đẹp bà chúa liền ra lệnh cho chàng trai rằng: “Ngươi phải tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau hay gian ác trên thế gian để cứu giúp những khổ đau đó hay trừng trị những kẻ ác trên thế gian”. Khi nghe bà Chúa phán như vậy, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời bà rằng: “Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được thì sẽ chạm trổ được nhưng hạ thần không thể chạm đúng theo ý muốn của bà Chúa vì hạ thần không thể thấy được”. Nghe tới đây, bà Chúa tức giận và phán: “Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được”.
Tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt hơn. Xung quanh căn nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ suốt ngày đêm và tới mỗi bữa ăn là món cơm chay của nhà chùa. Đây quả thật là một điều khủng khiếp đối với một chàng trai trẻ. Sau thời gian chàng bị mắt mờ, tai ù…chàng trai cảm thấy không thể chịu nổi nữa và suy nghĩ: nếu không làm cho nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này. Thế là, căn nhà với hàng trăm ngọn nến thắp suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài không biết mệt mỏi. Ba năm sau, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra công việc của chàng trai. Khi tới gần ngôi nhà mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ bên trong. Bức tượng từ tâm đã hoàn thành. Khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người thực sự sửng sốt. Song, không dễ gì người ta dễ dàng nhận rõ ý nghĩa tâm linh bức tượng. Bà Chúa đã tức giận cho tìm lại tác giả khắc tượng để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng vì mắt mờ sau nhiều năm giam cầm ông đã bị rơi xuống dòng suối, cuốn trôi….
Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Từ thời điểm đó, trong xã hội đã dần định hình nghề mộc là gì. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm.
Trong miền Nam, nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.
Thợ nghề mộc ở Tây Ninh phần đông thờ bà Cửu Thiên Huyền nữ làm tổ sư nghề mộc. Theo huyền thoại, bà là con gái nhà trời đã hạ trần dạy cho loài người cách cất nhà ở. Bà đứng thẳng người chống nạnh hai tay để làm kiểu cho mái nhà, còn các bộ phận kèo, cột, trích ngang dọc cứ theo hình người bà mà dựng. Có một ít thợ mộc khác lại thờ tổ sư nghề mộc là ông Lỗ Ban, người đã có công chế ra cưa đục cho thợ mộc để làm nhà cửa, vật dụng bằng gỗ. Ngày giỗ tổ của nghề thợ mộc nhằm vào 20 tháng chạp âm lịch hàng năm.
Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi về lịch sử nghề mộc là gì, vậy người trẻ hiện nay muốn theo đuổi ngành nghề mang đầy giá trị truyền thống cần phải có nhưng yếu tố gì, mời mọi người cùng theo dõi tiếp.
Công việc của người thợ mộc trong cuộc sống hiện đại.
Công việc của người thợ làm nghề mộc là gì?
Lấy chồng thợ mộc sướng sao,
Mạt cưa rấm bếp, vỏ bào nấu cơm.
Vỏ bào còn nỏ hơn rơm,
Mạt cưa rấm bếp còn thơm hơn trầm.
Như đã nói, công việc chính của người thợ mộc là thổi hồn vào những thớ gỗ vô tri. Biến nó trở thành các vật dụng bằng gỗ cần thiết cho đời sống của con người. Cụ thể hơi, công việc của người thợ mộc là:
- Sử dụng các công cụ như búa, khoan, máy cắt, máy bào, máy cưa… để tạo ra các loại đồ dùng bằng gỗ
- Tiến hành chạm, khắc, sơn mài, đánh bóng, thiết kế những họa tiết trang trí, tạo ra các đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ
- Sản xuất các sản phẩm bằng gỗ như giường, tủ, bàn bếp, tủ bếp, bàn, ghế…
- Tiến hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế các sản phẩm bằng gỗ. Đồng thời cập nhật thêm các mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Thợ mộc cần có những dụng cụ gì?
Mỗi ngành nghề sẽ có những dụng cụ hỗ trợ cần thiết, dụng cụ cần thiết với những người làm nghề mộc là gì:
- Cưa cầm tay: dùng để cắt những chi tiết nhỏ. Cưa cầm tay nhỏ gọn nên dễ dàng thao tác, rút ngắn thời gian làm việc.
- Máy mài, máy cắt cầm tay: dụng cụ chính dùng để làm nhẵn các mối hàn hay những cạnh sắc nhọn ở vị trí nhỏ hẹp…
- Máy cưa lọng cầm tay: dùng để cắt đường thẳng hoặc đường cong, đường tròn trên thớ gỗ theo từng yêu cầu thiết kế
- Máy chà nhám rụng: đây cũng là một dụng cụ hỗ trợ người thợ mộc đánh bóng, chà nhám bề mặt sản phẩm
- Dao phay gỗ, dụng cụ tách lớp gỗ, mũi khoan máy, phay lỗ, dao phay gỗ…
Những yếu tố để trở nên giỏi trong nghề mộc là gì?
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ
Cẩn thận, tỉ mỉ và gọn gàng là những đức tính không thể thiếu của người thợ mộc. Bởi vì có rất nhiều chi tiết chạm khắc nhỏ (đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ). Nếu làm cẩu thả, hời hợt thì sẽ không ra được cái hồn của sản phẩm.
Và tất nhiên, một sản phẩm không hoàn thiện như vậy vừa không thể xuất bán, làm tổn hại kinh phí. Vừa làm mất uy tín, danh tiếng của mình.
- Sáng tạo, có con mắt thẩm mỹ cao
Các mẫu thiết kế đồ dùng nội thất, ngoại thất của khách hàng sẽ trở nên mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Nếu như người làm không có sáng tạo.
Sự sáng tạo và con mắt thẩm mỹ thể hiện ngay từ khâu lên ý tưởng, lựa chọn vật liệu. Cho đến giai đoạn thi công, chế tác thành phẩm.
- Khéo léo
Người thợ mộc phải có bàn tay khéo léo để thực hiện các công đoạn chạm, khắc, đo đạc, tỉa hình ấn tượng… Tính khéo léo cần có ở người thợ mộc còn được thể hiện qua việc sử dụng máy móc. Nếu chân tay vụng về, sẽ không đảm bảo được an toàn lao động. Dễ xảy ra tai nạn lao động không đáng có.
- Có kiến thức về vật liệu
Đây là điều kiện cần có bất di bất dịch của một người thợ mộc. Người thợ cần phải có kiến thức cơ bản nhất về các loại vật liệu bằng gỗ, các loại gỗ. Thậm chí ngoài gỗ tự nhiên, cũng nên tìm hiểu thêm về gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại… Có thể phân tích, so sánh để sản xuất ra các sản phẩm tinh tế, bền bỉ.
- Có kiến thức về máy móc
Thợ mộc cần có kiến thức về các loại máy móc xưởng gỗ để hỗ trợ trong quá trình làm việc. Cần nắm được cách sử dụng, vận hành, để tránh rủi ro. Đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
- Có kiến thức về phần mềm hỗ trợ
Ngày nay, không chỉ các kiến trúc sư thiết kế mới cần am hiểu kỹ thuật, sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Mà ngay cả thợ mộc – người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm từ đồ gỗ cũng cần có kiến thức về phần mềm hỗ trợ.
Một số phần phềm cơ bản như Autocad, Sketchup hay 3Dsmax… Dựa vào những phần mềm này, thợ mộc có thể lên bản vẽ, cho ra sản phẩm hoàn hảo.
“Nghề mộc luôn luôn gắn liền với gỗ, một người thợ mộc giỏi muốn làm ra một sản phẩm chất lượng thì không thể thiếu được nguồn nguyên liệu tốt.”
Giới thiệu về Gỗ Phương Đông
Công Ty TNHH Gỗ Phương Đông ( Eastern Lumber Co., Ltd ) được thành lập năm 2007, chuyên cung cấp các loại gỗ tròn và gỗ xẻ từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Brazil, New Zealand, Australia, Chile,… cho thị trường trong nước.
Gỗ Phương Đông chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại gỗ xẻ, gỗ tròn nhập khẩu như: White Oak ( gỗ Sồi Trắng) – White Ash ( gỗ Tần Bì) – Red Oak (gỗ Sồi Đỏ)– Walnut (gỗ Óc Chó) – Cherry (gỗ Anh Đào) – Poplar (gỗ Dương)– Soft Maple (Gỗ Thích Mềm) – Hard Maple (Gỗ Thích Cứng)– Alder (Gỗ Trăn) – Beech (gỗ Dẻ Gai) – Pine (gỗ Thông) – SPF ( gỗ Thông Canada)– Spruce (gỗ Vân Sam)- Sapelli ( gỗ Xoan Đào) – Doussie (gỗ Gõ Đỏ) – Wenge ( gỗ Muồng Đen) – Bubinga ( gỗ Cẩm Lai) -Padouk (gỗ Hương Đỏ) – Mukulungu (gỗ Sến) – Tali (gỗ Lim) – Okume ( gỗ Dái Ngựa)… với đa dạng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn phân hạng quốc tế.
Nguồn gỗ xẻ Gỗ Phương Đông được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị cưa xẻ sấy: các sản phẩm gỗ xẻ luôn phải đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượn, đo đạc đúng yêu cầu, các kiện gỗ tuân thủ còn.nguyên dây đai, nguyên kiện từ đơn vị sản xuất đến tay khách hàng sử dụng.Nguồn gỗ tròn nhập từ các khu vực Châu Phi, Châu Âu, Mỹ, Úc được.phân hạng theo tiêu chuẩn 1SC, 2SC, 3SC, 4SC hoặc ( A, AB, ABC). Các sản phẩm gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc gỗ hợp pháp và được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ.
Trong thời gian từ 2007 đến nay, Gỗ Phương Đông là đối tác tin cậy và thường xuyên của nhiều đơn vị sản xuất gỗ xuất khẩu lớn, đơn vị xây dựng công trình nhà ở, Biệt thự, Resort trong nước, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, cơ sở thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bán gỗ, cơ sở cưa xẻ, …Khách hàng theo các năm tăng dần, thị trường phân phối ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc.
Ngoài việc khách hàng đến xem và chọn kiện gỗ tại địa chỉ kho hàng: đường số 10, KCN Sóng Thần I, Tp. Dĩ An, Bình Dương,chúng tôi còn giao nguyên cont gỗ tròn, gỗ xẻ từ các cảng Tp.HCM /Quy Nhơn/Đà Nẵng/ Hải Phòng đến tận kho khách hàng hoặc cung cấp số lượng lớn cho nhiều chủng loại gỗ theo giá CIF Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Chúng tôi luôn tự tin về “chất lượng” – “dịch vụ” – “giá cả” mà hơn 14 năm qua đã đồng hành cùng Quý khách hàng- đội ngũ kinh doanh năng động, chuyên nghiệp của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để tư vấn và báo giá!
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn nghề mộc là gì? Nếu quý khách có nhu cầu mua gỗ xin hãy liên hệ với Gỗ Phương Đông để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!
- Thông tin liên hệ:
- Trụ sở: 346/9 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Chi nhánh: 352/2 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Kho hàng: Đường số 10 – KCN Sóng Thần 1 – Tp. Dĩ An – Tỉnh Bình Dương
- Hotline: 0942.981.657 hoặc 0906.910.657
- Email: eastern@easternlumber.vn hoặc gophuongdong@gmail.com
- Website: www.gophuongdong.com hoặc www.easternlumber.com.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/PKDgophuongdong
“GỖ PHƯƠNG ĐÔNG – Uy tín dẫn lối thành công”.
-
Tìm kiếm liên quan:
- Nghề mộc là gì?
- Lịch sử nghề mộc?
- Gỗ Phương Đông?
-
Nội dung liên quan: