• Trang Chủ
  • Tin tức
  • Đặc điểm gỗ tự nhiên và sự khác biệt với gỗ công nghiệp

Đặc điểm gỗ tự nhiên và sự khác biệt với gỗ công nghiệp

Thứ Bảy, 02/10/2021, 10:02, (GMT+7)

Gỗ tự nhiên luôn là vật liệu được yêu thích trong thi công nội thất nhà ở. Ưu điểm về mẫu mã, mùi hương, hoa văn gỗ đẹp tạo nên sự sang trọng trong nội thất. Có rất nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau và mỗi loại mang một đặc điểm riêng và giá trị khác nhau. Mỗi loại gỗ tự nhiên có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn gỗ phù hợp với như cầu cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Gỗ Phương Đông tìm hiểu đặc điểm và sự khác biệt với gỗ công nghiệp nhé!

Tìm hiểu ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp:

1/ Gỗ tự nhiên:

Khái niệm:

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy.

 

 

Gỗ được khai thác từ các cây trồng lâu năm, tùy thuộc vào đặc tính giống cây và khu vực địa lý khác nhau sẽ có chất lượng khác biệt nhau. Được đánh giá cao bởi chất lượng tốt, độ bền vượt trội, tuy nhiên có nhược điểm dễ cong vênh, nứt tét.

Gỗ được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác. Các đồ nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Vì vậy gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa thích, ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất. Tuy nhiên, giá thành gỗ tự nhiên so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều.

Nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng những màu sắc khác nhau. Chính bởi sự khác biệt về các loại dinh dưỡng và khoáng chất có trong đất, mà gỗ tự nhiên sinh trưởng khác nhau trong mỗi khu vực địa lý khác nhau. Thậm chí trong cùng một khu vực sinh trưởng, vẫn có sự khác biệt về màu sắc và từng thớ gỗ. Chính điều này, các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp rất riêng biệt; trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm tạo thành.

Các loại gỗ nhập khẩu tự nhiên phổ biến hiện nay như: nhập khẩu từ  Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, NZ, Úc, Chile, Brazil, Tây Ban Nha,… :.White Oak ( gỗ Sồi Trắng) – White Ash ( gỗ Tần bì) – Red Oak (gỗ Sồi đỏ).– Walnut (gỗ Óc Chó) – Cherry (gỗ Anh đào) – Poplar (gỗ Dương).– Soft Maple (Gỗ Thích mềm) – Hard Maple (Gỗ Thích cứng).– Alder (Gỗ Trăn) – Beech (gỗ dẻ gai) – Pine (gỗ thông) – SPF ( gỗ thông Canada).– Sappeli ( gỗ xoan đào) – Doussie (gỗ gõ đỏ) – Wenge ( gỗ muồng đen) – Bubinga( gỗ cẩm lai).Padouk (gỗ hương đỏ) – Mukulungu (gỗ sến) – Tali (gỗ lim) – Okume ( gỗ dái ngựa) …… với đa dạng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn phân hạng quốc tế.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên rất cứng cáp và chắc chắn.
  • Đa dạng về màu sắc và vân gỗ.
  • Gỗ có thể chế tác được nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau mà gỗ công nghiệp không thể làm được.
  • Sản phẩm có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
  • Chất lượng gỗ rất dẻo dai và liên kết chắc chắn. Nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.
  • Gỗ có độ bền cao khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các sản phẩm được chế tác từ gỗ tự nhiên không thấm nước, không bị giãn nở, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với nước, tất nhiên phải được chế tác, tẩm sấy kỹ lưỡng.

Nhược điểm:

  • Hiện nay, gỗ tự nhiên chất lượng tốt có giá khá cao. Đồ nội thất gỗ đa phần được làm thủ công; không sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp; nên sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên có giá thành khá cao.
  • Hầu hết không thể tránh khỏi tình trạng cong vênh sau một thời gian sử dụng. Những vết cong vênh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt nẻ, co ngót ở đồ gỗ nội thất. Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt khi sản xuất, những người thợ cần chế tác đúng kỹ thuật.

2/ Gỗ công nghiệp:

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp với gỗ vụn để tạo ra tấm gỗ. Bên cạnh đó gỗ công nghiệp còn được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng của gỗ tự nhiên.

 

Gỗ công nghiệp thường được sử dụng phổ biến trong nội thất là 2 thành phần cơ bản: lớp bề mặt và cốt gỗ công nghiệp.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như: ván dăm, ván ép, ván PB.

Ưu điểm:

  • Gỗ công nghiệp ít bị cong vênh, ít biến dạng tuy nhiên không chịu được lực và dễ bị biến dạng hình dáng ban đầù
  • Ít bị mối mọt bởi được cấu thành từ các sản phẩm gỗ được nghiền nát và được tẩm sấy các loại keo và chất chống mối mọt.
  • Có khả năng chống ẩm và nước vì được trộn keo chống ẩm.
  • Độ bền: gỗ công nghiệp cũng có độ bền khá cao và không dễ hư hại.
  • Kiểu dáng đa dạng. Gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc đa dạng, dễ dàng phù hợp với nhiều kiểu trang trí nhà khác nhau. Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn khá nhẹ, dễ dàng trong việc di chuyển.
  • Giá thành phải chăng

Nhược điểm:

  • Độ bền; nếu so sánh với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có độ bền không bằng.
  • Dễ thấm hút nước và gây biến dạng sản phẩm sẽ rất cao. Vì thế để đảm bảo nhất người dùng cũng nên hạn chế cho gỗ công nghiệp tiếp xúc với nước.
  • Dễ biến dạng nếu để các vật nặng lên, ngoài ra, nếu không bảo quản tốt có thể khiến sản phẩm bị cong vênh
  • Sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp có tuổi thọ không cao.

3/ Sự khác nhau giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp:

– Gỗ tự nhiên bền hơn gỗ công nghiệp: tuổi thọ sản phẩm lên đến hàng chục năm nhiều loại gỗ quý nguyên khối có thể lên đến hàng trăm năm. Đặc biệt gỗ tự nhiên rất bền với nước và ít bị hư hại khi ngâm nước nhiều. Trong khi đó gỗ công nghiệp có tuổi thọ ít hơn và cần phải bảo quản kĩ hơn.

– Khác nhau ở phong cách thiết kế: Đa phần các sản phẩm bằng gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo nhiều phong cách hiện đại phù hợp với nhiều kiến trúc khác nhau. Còn gỗ tự nhiên lại có ưu thế về sự tinh xảo, các món đồ đề được chạm khắc cầu kì.

– Vân gỗ tự nhiên đẹp hơn vân gỗ nhân tạo: Gỗ công nghiệp dù được tạo những đường vân tuy nhiên vẫn không được sắc nét bằng đường vân thật.

– Màu sắc của gỗ công nghiệp đa dạng hơn gỗ tự nhiên.

-Gỗ tự nhiên mất thời gian sản xuất hơn gỗ công nghiệp: thời gian gia công của nó khá lâu vì phải trải qua rất nhiều công đoạn như tẩm sấy, đục đẽo và bào mòn. Trong khi đó, gỗ công nghiệp hoàn toàn có thể được tạo ra từ các loại máy móc theo khuôn chuẩn và nhanh chóng.

Vì vậy để chọn ra được lại gỗ nào tốt nhất thì còn phải phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính, sở thích và tính cách của gia chủ.

Nơi cung cấp gỗ tự nhiên chất lượng, uy tín tại Việt Nam:

Công Ty TNHH Gỗ Phương Đông ( Eastern Lumber Co., Ltd ) được thành lập năm 2007, chuyên cung cấp các loại gỗ tròn và gỗ xẻ từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Brazil, New Zealand, Australia, Chile,… cho thị trường trong nước.

Nguồn gỗ xẻ Gỗ Phương Đông được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị cưa xẻ sấy: các sản phẩm gỗ xẻ luôn phải đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượn, đo đạc đúng yêu cầu, các kiện gỗ tuân thủ còn.nguyên dây đai, nguyên kiện từ đơn vị sản xuất đến tay khách hàng sử dụng.Nguồn gỗ tròn nhập từ các khu vực Châu Phi, Châu Âu, Mỹ, Úc được.phân hạng theo tiêu chuẩn 1SC, 2SC, 3SC, 4SC hoặc ( A, AB, ABC). Các sản phẩm gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc gỗ hợp pháp và được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ.

Trong thời gian từ 2007 đến nay, Gỗ Phương Đông là đối tác tin cậy và thường xuyên của nhiều đơn vị sản xuất gỗ xuất khẩu lớn, đơn vị xây dựng công trình nhà ở, Biệt thự, Resort trong nước, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, cơ sở thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bán gỗ, cơ sở cưa xẻ, …Khách hàng theo các năm tăng dần, thị trường phân phối ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc.

Ngoài việc khách hàng đến xem và chọn kiện gỗ tại địa chỉ kho hàng: đường số 10, KCN Sóng Thần I, Tp. Dĩ An, Bình Dương,chúng tôi còn giao nguyên cont gỗ tròn, gỗ xẻ từ các cảng Tp.HCM /Quy Nhơn/Đà Nẵng/ Hải Phòng đến tận kho khách hàng hoặc cung cấp số lượng lớn cho nhiều chủng loại gỗ theo giá CIF Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Chúng tôi luôn tự tin về “chất lượng” – “dịch vụ” – “giá cả” mà hơn 14 năm qua đã đồng hành cùng Quý khách hàng- đội ngũ kinh doanh năng động, chuyên nghiệp  của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để tư vấn và báo giá!

 

Xem thông tin liên quan:

Đặc tính và bảng giá gỗ tự nhiên của 6 loại gỗ phổ biến nhất

Gỗ gì cứng nhất, nặng nhất dùng trong nội thất hiện nay

Làm thế nào để phân biệt giữa cây gỗ cứng và cây gỗ mềm